CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN MODULE 2, 3, 4 CỦA CTGDPT 2018 VÀ CHƯƠNG TRÌNH “HỌC THÔNG QUA CHƠI”

Thứ hai - 05/12/2022 06:36 2.034 1
CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN MODULE 2, 3, 4 CỦA CTGDPT 2018 VÀ CHƯƠNG TRÌNH “HỌC THÔNG QUA CHƠI”
 
1

“Lồng ghép Học thông qua Chơi vào giáo dục tiểu học” (iPLAY Việt Nam) là dự án hợp tác giữa Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật Vùng Fla-măng (VVOB, Bỉ) và Bộ GD-ĐT. Theo đó, dự án nhằm nâng cao năng lực giáo viên thực hiện lồng ghép học thông qua chơi (HTQC) vào các hoạt động học tập trên lớp để hỗ trợ học sinh tiểu học Việt Nam phát triển toàn diện và góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. 
Sau khi được tập huấn và nghiên cứu tìm hiểu về Học thông qua chơi (HTQC). Chiều ngày 01/12/2022, tổ 3 tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, với phần dạy minh hoạ tiết Tiếng Việt bài 12: Bài tập làm văn (tiết 4) tại lớp 3/3 do cô giáo Phạm Thoại Uyên thực hiện. Tiết dạy được chuẩn bị chu đáo, học sinh tự giác, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Trong tiết dạy minh hoạ đã vận dụng được được những phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học để góp phần phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Vận dụng các đặc điểm của HTQC trong các hoạt động của tiết dạy để tiết học trở nên vui vẻ, có ý nghĩa, tham gia tích cực và học sinh có nhiều cơ hội thử nghiệm. Nhờ vận dụng HTQC mà học sinh trở nên độc lập, tự chủ, tích cực chia sẻ ý kiến, phát hiện và giải quyết vấn đề, có sự tương tác tốt giữa các HS.
Trong các hoạt động dạy học đều thể hiện được nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật dạy học hiện đại phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh tiêu biểu như:  PP thảo luận nhóm, PP trò chơi học tập, KT phòng tranh, KT trình bày 1 phút,... Học sinh đã được tham gia các trò chơi học tập, hoạt động nhóm, thử nghiệm nhiều khả năng khác nhau để trả lời câu hỏi mà em đang tìm hiểu và đưa ra các giả thuyết, tiếp tục đặt câu hỏi tiếp theo. Cách học này giúp các em tìm ra nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề, từ đó hình thành tư duy đa chiều.

Đặc biệt, trong tiết dạy của mình, cô giáo đã thực hiện tốt cách đánh giá học sinh theo tinh thần Thông tư 27/2020/TT-BGDĐTHọc sinh tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình hoạt động học tập và sản phẩm học tập của các nhóm dựa trên năng lực theo hướng dẫn của giáo viên. Bên cạnh việc để học sinh được tham gia đánh giá các bạn, cô giáo đã hướng dẫn, động viên, giúp đỡ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Tiết dạy đã thực hiện theo đúng kế hoạch bài dạy, các hoạt động đưa ra phù hợp với điều kiện của lớp và đạt được yêu cầu cần đạt đã đề ra. Tại buổi chuyên đề, các GV đã đưa ra nhiều vấn đề cùng nhau chia sẻ, học hỏi về việc vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại thế nào cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, số lượng học sinh của lớp, việc sử dụng SGK mới, làm đồ dùng dạy học…
Sau dự giờ, PHT nhà trường và thành viên các tổ chuyên môn đã cùng nhau chia sẻ, phân tích vận dụng đặc điểm và các loại hình HTQC trong CT GDPT 2018. Đưa ra những khó khăn vướng mắc, cách giải quyết về vận dụng HTQC trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy sao cho có hiệu quả và góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho HS đồng thời đáp ứng được chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây